Thursday, January 24, 2019

Phương pháp Montessori gây tiếng vang dữ dội trên toàn thế giới

Hãy để đứa trẻ của mình là một cá thể vươn mình căng đầy theo sức sống và bản năng theo tư duy cùng phương pháp giáo dục sớm Montessori.



1/ Lịch sử hình thành của phương pháp Montessori:

Nhà giáo dục người Ý – Maria Montessori đã miệt mài nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm của mình để ra được phương pháp giáo dục  trẻ em cùng tên Montessori. Dựa trên cơ sở thực nghiệm, quan sát và nghiên cứu đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng cho nền giáo dục trên toàn Thế giới.

Phương pháp giáo dục Montessori là gì? Là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Phương pháp Montessori ra đời dựa vào sự quan sát trẻ em với sự trải nghiệm cùng môi trường xung quanh.

Phương pháp Montessori chấp nhận và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng và thời gian riêng của mình qua cảm nhận của các giác quan.

2/ Đặc điểm của phương pháp Montessori:

Phương pháp giáo dục Montessori đặc biệt tôn trọng sự tự nhiên trong phát triển tâm sinh lý của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ kiến thức hiện đại. Và nhấn mạnh đến tính độc lập nhưng vẫn thoải mái tự do trong một khuôn khổ cho phép trong việc hoàn thiện nhân cách ở trẻ.


Môi trường giáo dục áp dụng vào phương pháp Montessori phải là một môi trường hoạt động tự do và trong một môi trường đã được chuẩn bị sẵn và bố mẹ đóng vai trò là người thầy dạy cho trẻ sự cảm nhận của giác quan. Môi trường đó phải được thiết kế phù hợp với đặc trưng phát triển cơ bản và tính cách của mỗi cá thể trẻ riêng biệt cũng như tùy từng thời điểm phát triển và các tiêu chí khác nhau.

3/ Giai đoạn phát triển theo mức độ:

Tất cả các phương pháp giáo dục trẻ không chỉ riêng phương pháp giáo dục trẻ sớm Montessori đều được tiếp cận qua từng giai đoạn riêng. Montessori sàng lọc sự phát triển của trẻ làm 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn áp dụng là những đặc trưng không giống nhau và tương ứng.


3.1/ Giai đoạn 0-6 tuổi:

Tiến sĩ Montessori cho rằng giai đoạn 0-6 tuổi là thời điểm trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý không ngừng. Khi trẻ tự mình học hỏi và khám phá xung quanh bằng các giác quan nhanh nhạy đã có để tự hình thành nên tính cá tính riêng.

Theo một khía cạnh trừu tượng thì tầm này trẻ sẽ như một miếng bọt biển hút nước dễ dàng vậy. Do đó, giáo dục trong thời kỳ này nhằm một mục tiêu duy nhất là trau dồi, tu dưỡng, từ đó trẻ sẽ tiếp thu tự nhiên nhất. Và bà cho rằng, nếu không phải giai đoạn đầu đời này thì khi qua đến 6 tuổi, khả năng đó sẽ mờ phai dần.

Để tạo được cảm giác hạnh phúc cho trẻ khi làm việc hay biết giúp đỡ người khác thì bố mẹ cũng nên “nằm lòng” quy tắc không gò bó hay ép trẻ vào 1 khuôn khổ mà người lớn đặt ra.

3.2/ Giai đoạn 6-12 tuổi:

Cả bé trai và bé gái trong độ tuổi này thường có những sự thay đổi bất thường về tâm sinh lý. Về sinh lý, trẻ có những sự thay đổi đơn giản từ những thứ nhỏ nhất trên cơ thể và đặc biệt là chiều cao. Còn về mặt tâm lý, nếu để ý sẽ thấy trẻ có phong cách và xu hướng làm việc tập thể, theo nhóm bạn. Ngoài ra, mỗi trẻ đều sở hữu riêng cho mình một trí tưởng tượng phong phú và những lý lẽ giải thích cho những hành động của mình vô cùng thú vị. Từ đó hình thành được tính tự lập, làm việc có tổ chức và đạo đức tốt.

3.3/ Giai đoạn 12-18 tuổi:

Giai đoạn này trẻ phát triển cực mạnh về sinh lý của tuổi dậy thì sau khi đã phát triển tâm lý như giai đoạn 6-12 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lại gặp khó khăn và rắc rối với khả năng tập trung kém và tư duy không còn được sáng tạo.

Giai đoạn thứ 3 này, Montessori cho rằng bà đang thấy một người trưởng thành đang hình thành trong những đứa trẻ. Ở độ tuổi này trẻ đang tập cho mình tính “phán xét và coi trọng phẩm hạnh cá nhân” hơn tất thảy.

3.4/ Giai đoạn 18-24 tuổi:

Tiến sĩ Montessori có suy nghĩ rằng nếu đã tập cho trẻ đi đúng hướng với 3 giai đoạn tiền đề thì bước sang giai đoạn thứ 4 không còn quan trọng. Bởi giai đoạn này trẻ có thể làm việc độc lập về tài chính và có những đóng góp nhất định cho xã hội.

Sở dĩ phương pháp giáo dục Montessori có thể gây một tiếng vang dữ dội vào toàn bộ hệ thống giáo dục trên toàn Thế giới là do dựa trên cơ sở giáo dục tự nhiên. Và giáo dục mang trên mình một nhiệm vụ cao cả đó là giúp toàn bộ trẻ em có một “sức sống nội tại” tích cực hơn và không ngừng phát triển sức mạnh vô biên sẵn có.

xem thêm:


0 comments:

Post a Comment

 

Đăng ký nhận bài chia sẻ

Liên hệ

Email us: linhkt2012@gmail.com

Hình ảnh