Tuesday, January 29, 2019

GIÁO DỤC SỚM – BẠN CÓ ĐANG HIỂU SAI?

Nói đến Giáo dục sớm, đa phần mọi người nghĩ đến cảnh con sẽ bị ép phải ngồi vào bàn, và bị ép phải học nhiều giờ và không được chơi, không được chạy nhảy, sợ con sẽ bị mất tuổi thơ ...

Thật đáng tiếc khi bạn không hiểu đúng đắn khái niệm này và đã lãng phí giai đoạn vàng của con 0 -6 tuổi. Bởi sau khi con trào đời, não của con tiếp tục phát triển để hoàn thiện. Trong cuộc sống, nhờ các nhân tố bên ngoài tác động lên 5 giác quan trẻ mà các liên kết thần kinh trong não bắt đầu hình thành và ngày một dày đặc hơn. Những liên kết đó tạo nên nền tảng trí nhớ cho con sau này để lưu trữ thông tin.



Vậy thì Giáo dục sớm là gì? Mình xin làm rõ mấy ý sau:

Thứ nhất

Giáo dục sớm không chỉ là mục đích dạy con biết đọc, biết viết hay biết tính toán sớm. Các hoạt động liên quan đến dạy chữ dạy số là nhằm mục đích kích thích các nơron thần kinh kết nối với nhau nhiều hơn. Để từ đó bộ nhớ của con được phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn 0-6 tuổi còn được gọi là giai đoạn vàng của trẻ, giai đoạn trí tuệ thẩm thấu có thể thấm hút mọi thứ.
Để kích thích vào não trẻ, các hoạt động Giáo dục chủ yếu xoay quanh việc tác động vào tất cả các giác quan của trẻ trong đó có cả giác quan thứ 6. Theo như nghiên cứu, cấu tạo não của trẻ phát triển gần như hoàn thiện ở 6 tuổi. Điều này có nghĩa là những tác động kích thích não sau không còn tác động mạnh bằng giai đoạn 0-6 tuổi. Như vậy thật là lãng phí khi đánh mất cơ hội nâng cao khả năng ghi nhớ của trẻ trong suốt giai đoạn này.

Thứ hai

Ngôn ngữ, Chữ viết và Toán học là những phát minh vĩ đại của nhân loại, chúng khiến cho cấu tạo não con người trở nên phức tạp hơn não động vật. Các hoạt động liên quan đến chữ viết và toán học kích thích lên não của con người là mạnh mẽ nhất, các noron thần kinh hình thành nhiều liên kết nhất, tác động cho vùng ngôn ngữ phát triển mạnh. Và việc tác động từng ít một nhưng nhiều ngày liên tiếp dẫn tới kết quả con biết đọc sớm, tính toán được sớm, đây là kết quả tất yếu. Bên cạnh đó, hoạt động tráo thẻ có các loại thẻ với các chủ đề phong phú: Động vật, Cây cối, Thiên nhiên, Vũ trụ, Con người, Quốc kỳ, Bản đồ, Nốt nhạc ...giúp con sớm hình thành khái niệm về thế giới xung quanh.

Thứ ba

Giáo dục sớm nghe có vẻ đầy lý thuyết nhưng thực chất dù bạn không dạy thì con bạn vẫn cứ học, học tất cả cái tốt cũng như cái xấy mà chúng nhìn thấy xung quanh đặc biệt là của chính bố mẹ chúng. Chính vì vậy Giáo dục sớm còn là giáo dục con trẻ trong việc hình thành nhân cách. Các quy tắc con trẻ cần phải học như thế nào, Cách thể hiên yêu thương ra sao, Làm sao xử lý khi trẻ bướng ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3...? Đó chính là điều bố mẹ cần phải biết để giáo dục còn mình từ sớm.

Bản thân mình rất bất ngờ khi nghiên cứu và áp dụng các phương pháp GDS bao gồm của Glenn Doman, Shichida, Montessori và các Phương pháp của Người Do Thái. Mình không hề áp dụng riêng lẻ một phương pháp nào. Mình tìm hiểu để biết nguyên tắc của tất cả các phương pháp đó và sau đó áp dụng linh hoạt vào các tình huống đời sống. Mình giáo dục bằng cách lồng ghép vào các trò chơi và hoàn toàn gắn liền với thực tế, với mình giáo dục con để con có thể sinh tồn và biết được thế giới hoạt động ra sao quan trọng hơn việc con biết đọc và biết viết. Muốn con yêu sách và tự biết đi tìm thông tin mình cần trong sách hoặc internet sao cho đúng cách. Tự học một cách độc lập

Như vậy, Giáo dục sớm là sự sáng tạo của bố mẹ để làm sao khéo léo khích lệ sự khám phá thế giới bên ngoài cũng như thế giới nội tâm của con. May mắn là Đưa kiến thức vào cho con một cách thông minh, hài hước như thế nào là bạn có thể học được. Việc học qua các trò chơi chắc chắn khiến con vui vẻ và không hề có sự ép buộc như bất kỳ ai từng nghĩ.


Giờ thì một số bố mẹ đã hình dung ra phần nào tầm quan trọng của Giáo dục sớm phải không?

Tuy nhiên, vẫn sẽ có những người có quan điểm rằng: "cứ kệ cho nó chơi, học làm gì cho nó khổ, sớm muộn gì chẳng biết". Với quan điểm này thì có thể nó con của họ dù ít hay nhiều cũng cảm thấy đó là một cú sốc. Đang được chơi suốt 6 năm trời, thói quen lười suy nghĩ, lười đặt câu hỏi và tìm câu trả lời đã hình thành. Nay tự nhiên bị bắt ngồi vào bàn học, hết giờ mới đc nghỉ, rồi thi thật là mệt mỏi. Theo quan điểm cá nhân, chẳng phải cách này mới là sự cưỡng bức giáo dục và thui chột niềm đam mê khám phá của con sao?

Điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn chỉ cần 30 phút là nhớ được bài học, trong khi đứa trẻ bình thường dành cả 2 tiếng vấn chưa học xong? Nếu như thời gian ngồi ở bàn học của con ngắn lại và thời gian thừa đó con được tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu tại các lớp đàn, nhảy, võ, thể thao, du lịch, cờ vua và khám phá đây đó thì sao? điều đó liệu có tốt hơn? Vậy thì hãy tập trung 6 năm đầu đời xây cho con bạn một nền tảng trí nhớ tuyệt vời, một sự khích lệ nhiệt tình, rồi nó sẽ tự thích học không cần bạn phải giục giã chút nào.

Thời buổi này đâu phải cứ giỏi kiến thức trên trên lớp là thành công sau này đâu. Một người thành công thì phần đa là họ rất giỏi giao kỹ năng giao tiếp, có khả năng quan sát nhạy bén, tư duy phản biện và được nhiêu người yêu qúy. Vậy thì lý do gì không dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, đi đây đó thật nhiều và phát triển kỹ năng mềm cho con?

>>>Xem thêm Phương pháp Khơi gợi niềm yêu thích học tập của con 
>>> Làm sao để con tự học một cách độc lập

Sống trong một thế giới trở nên phẳng, thông tin cả tốt và xấu dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Chắc chắn không thể áp dụng phương pháp giáo dục của bố mẹ là mặc kệ còn cái được. Chính bố mẹ cần phải học trước tiên, học để để hiểu tâm lý của con, học để việc giáo dục cho phù hợp. Khi bạn hiểu và xử lý tình huống đúng tâm lý thì việc nuôi con sẽ không còn là cuộc chiến.

Hành trình nuôi con là hành trình dài vất vả nhưng ở đó chứa đầy hạnh phúc, mong bố mẹ hãy đọc thêm các kiến thức để có thể nắm được cách nuôi dạy còn một cách toàn diện, không bị thiên lệch về một khía cạnh dẫn đến hiểu sai, áp dụng sai.
Chúc bố mẹ thành công!

Nhật ký Teddy ngày 1

0 comments:

Post a Comment

 

Đăng ký nhận bài chia sẻ

Liên hệ

Email us: linhkt2012@gmail.com

Hình ảnh