Wednesday, May 29, 2019

CON ĂN VẠ THẬT LÀ VUI

Khi bước vào tuổi lên 2, bé trải qua một loạt thay đổi về tâm lý, thể chất. Các mẹ sẽ thấy con khát khao được độc lập và muốn thể hiện quyền lực của mình bằng hai từ cửa miệng “không” và “của con”, cùng với đó là những cơn ăn vạ không có hồi kết. Tâm trạng, hành động mang hơi hướng bạo lực như đấm đá, cắn, cấu, la hét, ăn vạ... là những chuyện thường ngày của bé trong lứa tuổi này.

Vậy, làm thế nào để xử lý tình trạng này một cách hiệu quả?


Dưới đây là một vài mẹo bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng ăn vạ của con.

Phớt lờ
Phần lớn, lỗi của cha mẹ chính là việc thể hiện sự quan tâm khi con có hành động ăn vạ. Mọi phản ứng lúc đó đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục.

Hãy thử tỏ thái độ phớt lờ hành động của bé. Tốt nhất bạn nên để mặc con khóc, không dỗ dành, không quát mắng. Cha mẹ hãy ở gần bé với nét mặt thản nhiên, vui vẻ, làm việc của mình như bình thường.

Không bỏ qua
Phớt lờ lúc bé ăn vạ không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Sau khi bé bình tĩnh, các mẹ nên ôm bé vào lòng và bắt đầu nói về chuyện vừa xảy ra.

Bạn có thể nói với con rằng bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác khi ấy của bé, và giúp bé diễn đạt những cảm xúc khó chịu thành lời.

Ví dụ như “con bực tức vì đồ ăn không phải món con thích đúng không?” để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói thì sẽ tốt hơn. Cuối cùng hãy cười và nói với con: “Mẹ xin lỗi vì đã không nhận ra rằng con không thích. Nhưng nếu con bình tĩnh và nói cho mẹ, mẹ đã có thể biết con muốn gì rồi”.

Trị con ăn vạ, mẹ phải sắt đá
Khi đòi hỏi mà không được đáp ứng, bé sẽ phản ứng gay gắt và cư xử khó ưa hơn.

Nhưng cha mẹ đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lý cho những giọt nước mắt hay tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ. Hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con.

Thống nhất quan điểm nuôi dạy con
Nếu mẹ đang cương quyết với bé nhưng có những người xung quanh xúm vào dỗ dành, mọi kỷ luật trở thành vô nghĩa. Cần thống nhất quan điểm nuôi dạy con với các thành viên trong nhà, khi bé ứng xử không tốt, mọi người không nên bênh vực bé sẽ khiến việc dạy dỗ càng khó khăn hơn.

Những điều trên là cách khắc phục tình trạng ăn vạ của con rất hiệu quả, nhưng cha mẹ cần hiểu và áp dụng linh hoạt để đem lại kết quả tích cực nhất.

Cảm ơn bạn, Dr. Cương mong những điều thân thương nhất đến bạn và gia đình của mình.

* TÌNH HUỐNG - CÁCH GIẢI QUYẾT 
Khi cha mẹ lớn tiếng với con cái, điều đó chỉ dạy cho bọn trẻ cách phản ứng tương tự khi giận dữ mà thôi.

Bởi thế, thay vì giải quyết vấn đề một cách ầm ĩ, dưới đây là các tình huống phổ biến mà cha mẹ mất kiểm soát và những lời khuyên hữu ích cho từng trường hợp:

Tình huống 1:
Con gái nằng nặc đòi ăn bánh quy cho bữa sáng, trong đầu bé có thể nghĩ rằng : “Nếu mình khóc và gào thét, mẹ sẽ nhượng bộ”. Nhưng đòi hỏi của con ngày một cao hơn, đến một mức nào đó mẹ không chịu đựng được nữa , và kết cục : con bị ăn mắng.

Tại sao lại thế? Khi con cái không nghe lời, cha mẹ cảm thấy mình bất lực trước bọn trẻ. La hét, quát mắng như là một cách để cha mẹ lấy lại uy quyền trước mặt chúng.

Giải quyết bằng cách nào? Đừng xem đây như một trận đấu giữa cha mẹ và các con, khi đó, thắng hay thua không còn là vấn đề. Mẹ hãy khéo léo tìm ra những lí do, để con vừa phải nghe theo, vừa cảm thấy không bị ép buộc. Chẳng hạn, thay vì không cho con ăn bánh như bé muốn, hãy nói rằng: “ Nhà mình hết bánh rồi, con có muốn ăn sữa chua hay ngũ cốc không?” Điều này khiến bé cảm thấy như mình có thể kiểm soát tình hình, và căng thẳng tự nhiên sẽ biến mất.

Tình huống 2
Mẹ vất vả nhất mỗi lần giục bé đi học. Bạn có thể cuống quýt nào là mặc quần áo cho con, nào là đi giày, nào là sắp sách vở, đồ ăn,.. nhưng con thì vẫn ung dung tự tại, thậm chí còn chơi trò trốn tìm khi bạn đã chuẩn bị xong xuôi. Ai mà không cáu gắt những lúc như thế này chứ?

Tại sao lại thế? Dễ hiểu khi mẹ đang vội vàng, làm đủ thứ để kịp giờ mà con lại còn đùa nghịch. Bọn trẻ không có khái niệm hậu quả cho việc trễ giờ, nhưng người lớn thì có. Cũng giống như việc con cái không có gì phải lo nghĩ, nhưng người lớn thì có quá nhiều và điều này tạo nên áp lực rất lớn.

Giải quyết bằng cách nào? Thay vì quát mắng con mà vẫn phải ôm đồm hết mọi thứ, mẹ hãy tạo ra việc cho con làm, ít nhất là bằng việc tự mặc quần áo. Hãy đưa ra những lời yêu cầu có thời hạn, kiểu như: “ Mẹ muốn con mặc xong quần áo trong 10 phút nữa.” Sau 10 phút, khi bạn đã sẵn sàng, đưa bé đi học không cần biết con đang mặc gì trên người. Chỉ cần 1 lần đến trường với quần áo ngủ, con sẽ biết cách làm việc đúng giờ ngay.

Tình huống 3:
Bạn đang lái xe, 2 đứa trẻ của bạn đánh nhau chí chóe trên ô tô, và mẹ không thể làm gì khác ngoài việc mắng cả 2 đứa?

Tại sao lại thế? Trong một số trường hợp bất khả kháng như thế này, mẹ không thể tham gia vào khuyên giải bọn trẻ, vì sẽ làm mất tập trung và có thể gây nguy hiểm. Bởi thế, la hét như là một biện pháp duy nhất để bọn trẻ dừng đánh nhau.

Giải quyết bằng cách nào? Hãy dừng xe lại, thể hiện sự buồn rầu hoặc thất vọng về hành động của các bé, và nói cho chúng biết rằng nếu chúng không thôi chí chóe, mẹ sẽ không thể tiếp tục lái xe. Đây là cách để mẹ không phải đứng về phía nào, mà các con phải tự hòa giải. Không chỉ trường hợp này, mở rộng ra, con sẽ học được cách tự giải quyết vấn đề của mình mà không cần sự can thiệp của người khác.

"Nếu chúng ta dùng vũ lực, con cũng học cách dùng nắm đấm. 

  Nếu chúng ta hò hét, con bắt chước gắt gỏng."

-ST-

0 comments:

Post a Comment

 

Đăng ký nhận bài chia sẻ

Liên hệ

Email us: linhkt2012@gmail.com

Hình ảnh