Friday, May 31, 2019

Muốn nói mà con chịu nghe, hãy ngồi xuống ngang tầm bé



Muốn nói mà con chịu nghe, hãy ngồi xuống ngang tầm bé. Có 2 điều cơ bản hết sức quan trọng bạn

 cần lưu ý những điều sau

1 – VAI VẾ TRONG GIAO TIẾP:

Có 2 kiểu vai vế được xét đến đó là
Quan hệ Vua-Tôi và Quan hệ Hợp tác 
Vua - Tôi là Vua nói gì là tôi phải nghe, không nghe chém đầu. Lý lẽ thuộc về vua, vua ban phát ơn huệ. Mối quan hệ này vẫn thường thấy trong cuộc sống hàng ngày: 
Bác sỹ - bệnh nhận, Lãnh đạo-nhân viên, Cảnh sát giao thông – dân thường, Thầy giáo- Học trò...
Mọi người thường muốn tránh xa và ghét bị ở vế yếu trong mối quan hệ này vì cảm giác bị chèn ép, bị ẫm ức. Nhưng kỳ lạ là trong gia đình chính Bố/mẹ ông/bà lại dùng mối quan hệ này để giao tiếp với con/cháu mình?!
Bạn muốn con mình phải “NGOAN” “DỄ BẢO” “NÓI SAO NGHE VẬY, CẤM CÃI” 
Vô hình chung bạn cổ xúy cho con sau này lớn lên sẽ làm nô lệ. Nó sẽ không dám đứng lên dùng lý lẽ thuyết phục và bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Thử nghĩ xem, sau này gặp chuyện bất bình con bạn sẽ làm thế nào? Nó sẽ "ngoan ngoãn", đúng như những gì bố mẹ chúng muốn.
Cá nhân tôi không cần con NGOAN như vậy, tôi cần một đứa con biết HỢP TÁC
Vậy HỢP TÁC nghĩa là như thế nào? Nghĩa là trong giao tiếp 2 bên phải dùng lý lẽ thuyết phục nhau. Nếu con bạn không nghe lời bạn có nghĩa là bạn chưa đưa ra được những lý do đủ thuyết phục. Không có đưa con nào HƯ, chỉ có những bố/mẹ KHÔNG BIẾT DẠY .
Đôi khi con bạn làm một điều gì đó là có lý do của nó. Trước khi có ý định quát mắng chúng, bạn cần LẮNG NGHE để hiểu động cơ của con . 
Có chăng con HÀNH ĐỘNG sai nhưng ĐỘNG CƠ thì chưa chắc.
Ví dụ: Khi bạn nói chuyện với người khác thì con cứ hét toáng lên để át hết lời người lớn.
*Động cơ: con muốn nói gì đó mà bạn không nghe.
* Hành động: La hét từ xa
Vậy thì điều chỉnh hành động chứ ko điều chỉnh động cơ
Giải pháp:
- “Con ơi, vì sao con lại la hét to như vậy?
- “Con muốn khoe mẹ con có cái bút mới mà mẹ không nghe thấy”
- Ồ, giờ mẹ thấy rồi, con có cái bút thật đẹp. Lát nữa mẹ con mình cùng dùng nó để vẽ tranh nhé. Giờ mẹ đang cần nói chuyện 1 chút, con cho mẹ 5 phút xong mẹ con mình sẽ cùng chơi, con có đồng ý không?”
- Vâng ạ
- Giỏi lắm, con của mẹ rất hiểu chuyện, cảm ơn con!

2- CÁCH THỨC GIAO TIẾP

Bạn thử tưởng tượng xem khi bạn nói chuyện với một người khổng lồ mà bạn chỉ cao bằng chân anh ta thì bạn cảm thấy thế nào?
Hãy ngồi xuống thấp và nhìn ngang tầm mắt bé nếu bạn muốn giao tiếp hiệu quả.
Vì những lý do sau:
1.     Bạn không còn là người khổng lồ đáng sợ.
2.     Bạn khiêm tốn quay về tuổi của trẻ để sẵn sàng giao tiếp phù hợp với độ tuổi con.
3.     Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối thoại với con.
4.     Con bạn sẽ hiểu bạn lắng nghe như một người bình đẳng.
5.     Bạn thực sự quan tâm đến điều trẻ nói.
6.     Bạn đã thể hiện mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau.
7.     Con sẽ nghe rõ và hiểu bạn hơn.
8.     Bạn có thể đọc được cảm xúc trên khuôn mặt trẻ và ngược lại giúp trẻ đọc cảm xúc trên khuôn mặt bạn
Cách này đúng với cả khi trẻ đang mải chơi mà bạn cứ đứng từ xa quát lớn:
Không được nhảy trên ghế!
Không được đổ ra đây!
Sao nói mãi không nghe, càng lớn càng hư!...
Thật ra trẻ con nó mải chơi nó KHÔNG NGHE THẤY lời bạn nói đâu

Giải pháp là hãy LẠI GẦN và vỗ vào vai trẻ nói tử tế:
-“Con ơi, mẹ bảo này, con có biết là cài này ..thế này, cái này ...thế kia... con mà ... thì sẽ....”
Nếu gọi rồi con vẫn giả vờ nghe mắt vẫn dán vào thứ khác thì hãy ngồi trước mặt và nhìn thằng mắt bé gọi cho đến khi bé nhìn vào mắt bạn lúc ấy bé mới thực sự nghe thấy:
- “Con ơi, nhìn vào mắt mẹ này, mẹ đang nói chuyện với con...”
Nhớ nói nhỏ nhẹ và thuyết phục con nhé, hãy đưa ra giải pháp, lựa chọn hay cảnh cáo thật cụ thể. 

Có thể bạn nói rằng việc gì phải thuyết phục, cho nó cái roi.
Tin tôi đi, Thế thì bạn còn tốn hơi hò hét dài dài, chính bạn tự tạo áp lực cho mình, còn nó thì cứ nhơn nhơn. Nó sẽ mãi không thể hiểu được thậm chí cho đến khi bạn cho nó cái roi thì nó vẫn chẳng hiểu tại sao ăn roi nữa. Bạn sẽ nhận được lại chỉ là 3 từ: “Con ghét mẹ/bố”

Giữa năng lượng mất vì phát điên và năng lượng để bước lại gần nói nhỏ nhẹ thì cái nào hơn?

P/S: Bổ sung thêm ngoài lề
Nếu như trẻ khăng khăng muốn chơi trò gì đó thì bố/mẹ hãy xem xét: nếu trò đó không gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc chẳng gây tổn hại đến ai thì hãy cho bé được chơi. 
-Con nghịch cát, bùn sợ bẩn chân tay? cho chơi hết cỡ rồi tắm là cùng
-Bé vẽ sợ bẩn quẩn áo? hãy chuẩn bị cho con 1 chiếc tạp dề hoặc 1 bộ quần áo chuyên để được bẩn
-Bé thích vẽ lên tường? mua giấy A0 dán nguyên 1 bức tường cho con vẽ
- Con thích ngắm mưa? Chuẩn bị 1 cái ghế và 1 cái ô ...

-----Nhật ký Teddy 1/6/2019--------------------------------------------------------------------
- Kiến thức mẹ Gấu áp dụng của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Liên-

Bài viết liên quan:
Khi con vô lý phải làm sao?
Giáo dục sớm - Bạn có đang hiểu sai?
Mình bắt đầu giáo dục sớm như thế nào?





0 comments:

Post a Comment

 

Đăng ký nhận bài chia sẻ

Liên hệ

Email us: linhkt2012@gmail.com

Hình ảnh